- Đối tượng sử dụng:
Khí oxy y tế, hay người ta còn gọi là khí oxy thở tại nhà, thường được dùng trong các hoạt động liên quan tới sức khỏe con người và trong lĩnh vực y tế. Nó có tác dụng chính đó là cấp cứu cho người bị ngạt, bị bệnh tim, các bệnh về hô hấp, rối loạn nhịp thở… Bên cạnh đó khí oxy y tế khi ở dạng cao áp còn được sử dụng để điều trị ngộ độc carbon monoxide (CO), hoại tử khí và các bệnh chuyên biệt về oxy.
- Hướng dẫn sử dụng:
Bước 1: Nối đồng hồ vào bình ô-xy. Chú ý xoay ren sau đó sau đó dùng mỏ lết siết chặt.
Bước 2: Đổ nước vào bình tạo ẩm.
- Mực nước: Châm khoảng ½ bình
- Dùng nước tinh khiết hoặc nước uống
- Nước không được thấp hơn vạch trên bình (nếu có 2 vạch thì tính vạch dưới)
Bước 3: Lắp dây ô-xy vào bình tạo ẩm
Bước 4: Mở van bình ô-xy bằng cách xoay van bình ngươc5 với chiều kim đồng hồ.
Bước 5: Kiểm tra kim đồng hồ. Kim đồng hồ ở khu vực màu xanh là còn ô-xy, màu vàng là sắp hết ô-xy và màu đỏ là hết ô-xy.
Bước 6: Chỉnh liều lượng ô-xy. Xoay núm vặn ô-xy sao cho viên bi ngang số 2 (nghĩa là thở 2 lít/ phút)
Bước 7: Đeo dây ô-xy thở.
- Đeo cannula mũi hoặc mặt nạ và hít thở đều
- Đeo cannula: Kiểm tra gọng ô-xy xem có bị gãy, nứt. Chú ý chiều cong hướng xuống dưới, sau đó luồn dây qua tai và thắt nút.
- Chú ý liều lượng ô-xy: Với Cannula, khởi đầu ở 2 lít/ phút, tối đa 6 lít/ phút. Với mặt nạ, khởi đầu ở 5 lít/ phút, tối đa 10 lít/ phút.
- tính năng nổi bật
Ưu điểm của loại bình oxy y tế này là có dung tích khá lớn, thuận tiện di chuyển đối với những bình nhỏ.
- Bộ bảo hộ y tế
- Giới thiệu
- Đối tượng sử dụng:
– Các đội phòng chống dịch bệnh, ngăn ngừa sự xâm nhập của khí độc, vi khuẩn, virus, bụi mịn…
– Các đoàn thanh tra sử dụng bộ chống dịch khi kiểm tra các khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất công nghiệp nặng, v.v.
– Các bác sĩ, y tá, y sĩ sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện (phòng mổ, phòng hồi sức), phòng khám, nhà dưỡng lão v.v.
– Nhiều người dân sử dụng để bảo vệ bản thân khi tiếp xúc những khu vực gần vùng dịch
- Hướng dẫn sử dụng:
Trước khi mang phương tiện PHCN cần kiểm tra số lượng, loại, kích cỡ phù hợp với người mang; kiểm tra chất lượng (đúng tiêu chuẩn quy định, không rách, thủng, hết hạn,…), sau đó lần lượt tiến hành các bước:
Bước 1: Vệ sinh tay.
Bước 2: Đi bao giầy.
Bước 3: Mặc áo choàng chống dịch hoặc bộ quần áo rời hoặc liền (mang tạp dề nếu có chỉ định).
Bước 4 : Vệ sinh tay.
Bước 5: Mang khẩu trang (khẩu trang y tế, hoặc N95).
Bước 6: Mang kính bảo hộ (đối với loại có gọng cài tai) nếu sử dụng kính.
Bước 7: Đội mũ trùm kín tóc, đầu, tai, dây đeo khẩu trang.
Bước 8: Mang tấm che mặt (nếu sử dụng tấm che mặt thay kính) hoặc kính bảo hộ (nếu là loại dây đeo ngoài mũ).
Bước 9: Mang găng theo chỉ định.